CHỈNH SỬA

Khám phá điểm du lịch thành cổ Hoàng Đế mới nhất 2022

203

Vùng đất võ Bình Định nổi tiếng với các địa điểm du lịch mang đậm nét lịch sử truyền thống vẫn còn nguyên vẹn giá trị đến ngày nay. Trong đó phải kể đến điểm tham quan thành cổ Hoàng Đế được du khách trong và ngoài nước chú ý và đặt nhiều tình cảm cho điểm đến này. Hãy cùng Top1hoian.com điểm qua những nét đáng chú ý và kinh nghiệm du lịch tại thành cổ Hoàng Đế, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến du lịch lần này!

>>>Xem thêm:

MỤC LỤC

    1. Đôi nét về thành cổ Hoàng Đế

    Thành cổ Hoàng Đế hay còn gọi là Thành Đồ Bàn là một trong những di tích nổi tiếng nhất nhì tại huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Được xây dựng từ năm 1776 dưới triều đại Tây Sơn, thành cổ Hoàng Đế trên cơ sở thành Đồ Bàn của Vương quốc Chămpa và có tên gọi chính thức vào năm 1778. Từ năm 1776 đến 1793, thành là đại bản doanh của quân đội Tây Sơn và những năm sau đó trở thành kinh đô của chính quyền Hoàng Đế Thái Đức- Nguyễn Nhạc.

    Thành cổ Hoàng Đế với vẻ đẹp cổ kính

    Thành cổ Hoàng Đế được thiết kế là một quần thể kiến trúc hình chữ nhật với ba vòng thành: Thành Nội, Thành Ngoại và Tử Cấm Thành. Thành Nội dài 430m và rộng 370m, Thành Ngoại thì có chu vi là 7400m, còn phía bên trong là Tử Cấm Thành với kích thước dài 174m và rộng 126m, từ đó có thể thấy sự đồ sộ bậc nhất tại điểm di tích này, kích thích sự khám phá của du khách khi có dịp tham quan thành cổ Hoàng Đế.

    Bên trong khuôn viên thành cổ Hoàng Đế

    Sau nhiều năm hình thành và phát triển, công trình kiến trúc này của vương triều Thái Đức vẫn giữ nguyên nét đẹp cổ kính bao đời với chính điện, nền điện bát giác cùng gạch Bát Tràng cổ điển, đá trắng Champa truyền thống, tất cả tạo nên nét đẹp vừa cổ kính, vừa đặc sắc mà chắc chắn bạn không nên bỏ qua khi có dịp tham quan du lịch mảnh đất An Nhơn này.

    2. Thành cổ Hoàng Đế ở đâu? 

    Địa chỉ: nằm trên địa phận xã Nhơn Hậu và phường Đập Đá, thị xã An Nhơn cách Quy Nhơn 27km về hướng Tây Bắc.

    3. Cách di chuyển đến thành cổ Hoàng Đế

    Từ thành phố Quy Nhơn, bạn đi theo hướng Quốc Lộc 1A, để thăm thú Chùa Thiên Hưng – Ngôi chùa đẹp nhất Quy Nhơn, sau đó bạn tiếp tục đi thẳng QL 1A. Khi đến địa phận An Nhơn, bạn sẽ đi qua xã Đập Đá, đối diện công viên Đập Đá là đường Nguyễn Nhạc, sau đó bạn tiếp tục đi thẳng đến cuối đường, nhìn về phía tay phải là Thành Hoàng Đế.

    Phía trước của thành Hoàng Đế

    >>>Xem thêm:

    4. Điểm đặc sắc tại thành cổ Hoàng Đế

    Năm 1982, thành Đồ Bàn được xếp hạng di tích lịch sử quan trọng, và là niềm tự hào, vững tin trong lòng mỗi người dân An Nhơn. Thành Hoàng Đế là chứng tích về một thời Chăm Pa cổ uy chấn. Mang đậm phong cách đặc sắc của một nền văn hóa cổ, rất đáng để check in và tìm hiểu về lịch sử nơi đây.

    Thành Hoàng Đế nguyên là một tổng thể kiến trúc hình chữ nhật, gồm ba vòng thành: Thành Ngoại, Thành Nội và Tử Cấm Thành. Thành ngoại có chu vi 7.400m, hiện nay phần còn lại của tường thành cao từ 3 – 6m, trên mặt bờ thành phía Nam còn lưu giữ hai thanh đá cắm thẳng đứng cao 3m.

    Nét đẹp khó nhầm lẫn tại thành cổ Hoàng Đế

    Thành nội còn được gọi là Hoàng Thành, có hình chữ nhật, với chu vi 1.600m, dài 430m, rộng 370m. Những dấu vết còn lại cho thấy tường thành được xây bằng đá ong và đắp đất, có 3 cửa ở 3 mặt Nam, Đông, Tây, cửa chính hướng về phía Nam gọi là cửa Tiền. Trước cửa Tiền hiện còn hai tượng voi đá gồm một voi đực và một voi cái. Voi cái cao 1,7m, dài 2,2m, thân rộng 0,7m tạc trong tư thế tĩnh, mang bành và đồ trang sức thể hiện những yếu tố của nghệ thuật Champa. Voi đực cao 2m, dài 2,2m, thân rộng 1m, tạc trong tư thế động, vòi uốn cong như đang nhổ một vật gì đó. Đây được cho là hai tượng voi thể hiện dạng tượng tròn có kích thước lớn nhất của người Champa hiện còn.

    Bên trong Thành nội là Tử Cấm Thành cũng có hình chữ nhật với chu vi 600m, cửa chính quay về hướng Nam, gọi là Nam Lâu. Tường thành đắp đất và đá ong hai mặt dày 1,5m, bờ tường cao nhất hiện còn khoảng 3m. Nơi đây hiện còn lưu giữ 3 tượng sư tử đá có niên đại từ thế kỷ XII; hai hồ bán nguyệt dài 17m, rộng 10m và sâu 1,6m; lầu Bát Giác và khu lăng thờ hai viên quan nhà Nguyễn chết ở đây là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.

    Lăng mộ Võ Tánh tại Thành cổ Hoàng Đế

    Thành Hoàng Đế được xem là có quy mô lớn nhất trong hệ thống thành cổ Việt Nam còn đến nay. Nơi này được coi là "thắng địa", có vị trí cao thoáng, lấy núi Mò O làm tiền án phía Đông, núi Tam Sơn làm lá chắn phía Nam, phía Tây là những dải đồi thấp nối tiếp nhau trải dài tạo tấm lá chắn giăng trước lũy. Ba mặt thành, phía xa là các dòng sông uốn lượn như hào tự nhiên che chắn. Thành được xây dựng trên thế đất hội tụ núi sông liền kề, liên kết điệp trùng, vừa có thế công vừa có thế thủ.

    Tử Cấm Thành luôn rợp bóng cây xanh rất thơ mộng. Thấp thoáng sau tán cây cổ thụ là ngọn tháp Cánh Tiên từ thời Chămpa nghiêng mình e ấp đẹp tựa tranh vẽ. Trải qua sự tàn phá của thời gian, khuôn viên thành chỉ còn vài phế tích nhưng riêng cây cổ thụ với đủ loại: me, sung, bồ đề, khế… vẫn hiên ngang đứng đó như những chàng lính ngự lâm oai dũng bảo vệ cấm cung.

    Thành cổ Hoàng đế là một phế tích cổ đại còn sót lại từ thời Chăm Pa và đã tồn tại hàng nghìn năm. Trải qua bao nhiêu thăng trầm thành cổ Hoàng Đế vẫn đứng đó và trở thành một điểm nhấn đặc sắc của An Nhơn, Bình Định. 

    Trên đây là những thông tin cần thiết cho chuyến du lịch tham quan thành cổ Hoàng Đế mà Top1hoian.com muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng những kinh nghiệm trên đây sẽ có ích cho bạn và gia đình để giúp chuyến đi lần này có ý nghĩa hơn. Còn chần chừ gì mà không "note" ngay những thông tin vừa rồi và xách ba lô lên và đi thôi nào!