CHỈNH SỬA

Phố Cổ Hội An - Vẻ Đẹp Tinh Hoa Thời Gian Ngưng Đọng

2315

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam. Hãy cùng Top1HoiAn.Com khám phá nhé!

1. Vị Trí Địa Lý Phố Cổ Hội An

✔ Theo các tài liệu được ghi lại, Hội An được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ 16, nằm trong thời kỳ thống trị của nhà Lê. Trải qua nhiều biến chuyển, đến năm 1570, Nguyễn Hoàng – con trai thứ của Nguyễn Kim đã ra sức xây dựng thành lũy, phát triển kinh tế Đàng Trong, cho mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài. Từ đó, Hội An nhanh chóng trở thương cảng sầm suất nhất Đông Nam Á thời kỳ bấy giờ.

✔ Hội An trở thành thành phố vào năm 2008 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thành phố Hội An, với 6.146,88 ha, 121.716 nhân khẩu. Khi thành lập thành phố, Hội An có 13 đơn vị hành chính, gồm 9 phường: Minh An, Sơn Phong, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Thanh Hà, Tân An, Cẩm Châu, Cẩm An, Cửa Đại; 4 xã là Cẩm Hà, Cẩm Thanh, Cẩm Kim và xã đảo Tân Hiệp – Cù lao Chàm.

Hình ảnh phố cổ Hội An 
  • Hội An nằm ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển Tỉnh Quảng Nam, cách Thành phố Ðà Nẵng về phía Nam 28 km.
  • Phía Ðông giáp biển Ðông.
  • Phía Nam giáp Huyện Duy Xuyên.
  • Phía Tây và Bắc giáp Huyện Ðiện Bàn.

✔ Đến giờ đây, các hoạt động giao lưu buôn bán không còn phát triển, chủ yếu trong địa phương, Hội An dần trở nên cổ kính, yên bình hơn bao giờ hết. Du khách đến với Hội An mục đích chính vẫn là tham quan, ngắm phố Hội. Đặc biệt, thông qua các điểm di tích, các hoạt động nghệ thuật dân gian, du khách sẽ có dịp tìm hiểu thêm về đời sống, văn hóa, phong tục tập quán của người Hội An xưa, vẫn còn giữ cho đến tận bây giờ.

2. Thương Cảng Sầm Uất Của Phố Cổ Hội An Ngày Ấy

✔ Trong ký ức ngày ấy, hình ảnh phố cổ Hội An từng được biết đến là một thương cảng sầm uất, một thương cảng mậu dịch lớn của khu vực Đông Nam Á vào những năm đầu thế kỉ XX. 

✔ Bởi vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng của một xứ Quảng giàu tài nguyên, dồi dào đặc sản, nguồn nhân lực tràn đầy sinh khí, chính sách ngoại kiều và ngoại thương khôn khéo, thoáng mở… Hội An đã tạo nên một hấp lực lớn, thu hút nhiều thuyền buôn của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm…tập nấp đến giao thương. 

 Cho đến nay, dù không còn là một thương cảng đắc địa sầm uất, nơi tập kết giao thương, nhưng phố cổ Hội An đã trở thành một tiềm năng du lịch đóng góp vào ngành du lịch của Việt Nam. 

3. Ghé Thăm Những Ngôi Nhà Cổ Ở Hội AN

  • Nhà cổ Quân Thắng (Số 77. Trần Phú – thị xã Hội An)

✔ Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Đây là một điểm tham quan chính trong hành trình khám phá di sản văn hoá thế giới Hội An của du khách.

  • Nhà cổ Tấn Ký (Số 10. Nguyễn Thái Học – thị xã Hội An)

✔ Được xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc hình ống – đặc trưng của loại nhà phố Hội An, với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hoá. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý và được trạm trỗ, điêu khắc rất tinh xảo các hình về giao long, hoa quả, bát bửu, dải lụa … thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân.
Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà Tấn Ký đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia.

  • Nhà cổ Phùng Hưng (Số 4. Nguyễn Thị Minh Khai – thị xã Hội An)

✔ Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà Phùng Hưng có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây. Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp các thương nhân ở thương cảng Hội An xưa. Mặc dù cũng được thực hiện bằng chất liệu quý nhưng nhà Phùng Hưng không trạm trỗ, điêu khắc cầu kỳ mà được giữ thô một cách cố ý.
Nhà Phùng Hưng được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia vào ngày tháng 6 năm 1993.

3. Chợ Trong Kí Ức Của Phố Cổ Hội An

✔ Trong Ký ức của phố cổ Hội An, đây là một khu chợ lớn, khu chợ mang tính quốc tế mà theo Lê Quý Đôn thì hàng hóa không thứ gì không có, phàm những thứ mà nơi khác thiếu thì tìm vào Hội An để mua.

Phố cổ Hội An 

✔ Vai trò kết nối về giao thương, buôn bán với các địa phương nằm dọc hệ thống sông Thu Bồn từ các ngõ miền núi cho đến các bến chợ ven sông - biển. cũng như vai trò liên kết giao thương buôn bán giữa xứ Quảng với các vùng miền khác bên ngoài Cửa Đại. Chính đây cũng là nơi hội tập hàng hóa của các chợ vệ tinh từ các ngõ nguồn ở miền núi, trung du cho đến các thị tứ ở hạ lưu sông Thu Bồn cũng như ở một số vùng miền khác của nước ta. 

✔ Hóa ra chỉ cách đây vài chục năm thôi, phố cổ Hội An từng sầm uất đến thế, từng nhộn nhịp đến thế!

>>> Khám phá ngay: Bảo Tàng Văn Hóa Dân Gian Hội An

4. Ghé Hội An Trải Nghiệm Những Lễ Hội Truyền Thống

✔ Nổi danh là một thương cảng sầm uất từ thời xa xưa, nơi giao lưu buôn bán của xứ Đàng Trong với các thương nhân đến từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Lan...vì lẽ đó, Hội An chính là nơi gặp gỡ và giao thoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Ở đó, người ta thấy những tín ngưỡng lâu đời của dân tộc hòa cùng với những nền văn minh du nhập, tạo nên một bản sắc độc đáo, khác biệt nhưng lại mang một phong cách rất bình dị, đời thường.

✔ Không khí lễ hội truyền thống ở Hội An luôn có một nét thu hút riêng. Người ta thích thú được tận mắt chiêm ngưỡng những lễ hội kính ngưỡng thành hoàng làng, lễ hội tưởng niệm các tổ sư ngành nghề, kỷ niệm các bậc thánh nhân hay các lễ hội tín ngưỡng tôn giáo.

5. Chùa Cầu - Ngôi Chùa Độc Đáo Nhất Tại Phố Cổ Hội An Đà Nẵng 

✔ Đến với phố cổ Hội An Đà Nẵng, bạn không thể không ghé đến chùa Cầu - một biểu tượng đẹp của mảnh đất Hội An thân yêu. Chiếc cầu được các thương nhân người Nhật xây dựng vào đầu thế kỷ  17 bắt ngang qua một con lạch nhỏ trong khu phố cổ. Ngôi chùa nổi danh với kiểu kiến trúc lạ mắt tạo thành một biểu tượng của chùa miếu Hội An. Chùa Cầu còn được gọi là chùa Nhật Bản, được xây dựng theo kiểu Nhật nhưng sau nhiều lần trùng tu, người ta nhận thấy nó ngày càng mang đậm nét văn hóa Việt – Trung.

✔ Đến đây bạn sẽ được mở rộng tầm mắt với kiến trúc cầu chùa khá độc đáo. Mái ngói âm dương phủ kín cây cầu bằng gỗ dài khoảng 18m. Trên cửa chính của ngôi chùa cổ kính này có một tấm biển lớn chạm nổi ba chữ Hán là Lai Viễn Kiều với ý nghĩa “Bạn phương xa đến”. Ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vòng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi nghỉ mát với bảy gian bằng gỗ. Và đặc biệt là mặt chính của cầu chùa hướng ra dòng sông Hoài thơ mộng lững lờ. 

Chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu Hội An

✔ Nếu bạn từ xa tới, nhất định phải ghé thăm chùa cầu đấy nhé! Và đừng bỏ qua trải nghiệm Đi thuyền ở Hội An 

✔ Bên cạnh chùa Cầu còn có những ngôi chùa được xây dựng từ giữa thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII là một trong những điểm đến hấp dẫn ở phố cổ Hội An. Đó là Chùa Bà, Chùa Ông, Chùa Chúc Thánh, Chùa Phước Lâm, Chùa Vạn Đức, Chùa Hải Tạng.

 Hầu hết những ngôi chùa ở Hội An được xây dựng để thờ cúng các vị tiên hiền, những người có công sáng lập phố, hội và Minh Hương xã. Do đó, người ta thường thấy một kiểu kiến trúc đặc trưng với các tường gạch chịu lửa, các mái ngói âm dương và vị trí đặt bệ thờ ở gian chính giữa.Tất cả những yếu tố đó được thể hiện rõ nét nhất ở Chùa Ông hay còn gọi là Miếu Quan Công, ngôi miếu nằm ở góc đường Trần Phú giao với đường Nguyễn Huệ, nơi được xem là di tích mang đặc trưng cho kiểu kiến trúc đền miếu của người  Minh Hương ở Hội An.

6. Check In Viện Bảo Tàng Hội AN

  • Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa

Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiện vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ…phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị- thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh (từ thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên) đến thời kỳ văn hoá Chăm (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15) và văn hoá Đại Việt, Đại Nam (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19). Đến thăm Bảo tàng Lịch sử – Văn hoá Hội An, du khách sẽ có được cái nhìn tổng quát về tiến trình lịch sử cũng như bề dày văn hoá của đô thị cổ.

  • Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch (Số 80. Trần Phú – thị xã Hội An)

Được xây dựng vào năm 1995, bảo tàng lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18. Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam … minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá- kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.

  • Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh (Số 149. Trần Phú – thị xã Hội An)

Bảo tàng là nơi cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh – chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai từng có quan hệ giao lưu Trung Hoa, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Tại đây trưng bày 216 hiện vật văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm được phát hiện qua các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ học tại các địa điểm: Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân Lâm … từ năm 1989 đến năm 1994.
Các hiện vật tại bảo tàng được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo nhất của Việt Nam hiện nay về văn hoá Sa Huỳnh.

7. Hội Quán Phúc Kiến Chốn Phố Hội - Điểm Đến Du Lịch Tại Phố Cổ Hội An 

Thông tin: 35 Trần Phú, P. Minh An,  Tp. Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa:  07:00 - 17:00 

✔ Điều mà nhiều người cảm thấy thú vị nhất khi tới Hội An là lòng vòng trên những con đường xuyên suốt cái đô thị cổ này. Lạc bước trên đường Trần Phú, thưởng ngoạn những công trình kiến trúc mang phong cách thời xưa cũ và những ngôi nhà cổ đậm dấu ấn thời gian, nơi mà người ta có thể chiêm ngưỡng tận mắt kiểu kiến trúc đặc trưng của phố cổ Hội An.

✔ Trần Phú cũng là con đường mà ta bắt gặp nhiều Hội quán của người Trung Hoa nhất Ở Hội An.Bắt đầu từ chùa Cầu, nhìn bên tay phải, lần lượt là năm Hội quán hiện lên trong tầm mắt: Hội quán Trung Hoa, Hội quán Quảng Đông, Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Triều Châu, Hội quán Quỳnh Châu tiêu biểu cho năm bộ phận dân cư Hoa kiều lớn ở đây.

✔ Những Hội quán ở Hội An đều được xây dựng uy nghi, lộng lẫy với những kiểu trang trí cầu kỳ, những khung gỗ sơn son thiếp vàng, những bức tượng điêu khắc lạ mắt và nhiều màu sắc. Đó như một nơi sinh hoạt cộng đồng và cũng là một cách mà người Trung Hoa ở Hội An tưởng nhớ về quê hương nguồn cội của mình.

✔ Đến với phố cổ Hội An Đà Nẵng là đến với những điểm di tích thời xưa. Trong đó, Hội Quán Phúc Kiến là một trong những địa danh thu hút một lượng khách đến hằng năm. 

Phố cổ Hội An Đà Nẵng 

>>> Tìm hiểu ngay: Lễ Hội Hội An - Trải Nghiệm Để Bạn Nhớ Mãi Hội An

 ✔ Là công trình kiến trúc tiêu biểu tại phố cổ Hội An được xây dựng vào năm 1697. Hội quán Phúc Kiến của người Hoa được xem là ngôi nhà gia tộc lớn nhất tại phố cổ, gắn liền với lịch sử lâu đời của Hội An. húc Kiến có không gian rộng và sâu nhất, với lối kiến trúc xưa với kiểu ” Nội công ngoại quốc”, và bộ vì kèo tiền điện theo kiểu “Chồng rường giả thủ”, cùng với nhiều bức chạm lộng, chạm nổi hoa lá, điểu thú rất sinh động.

✔ Qua nhiều lần trùng tu, Hội quán Phúc Kiến đã có những sự thay đổi nhưng vẫn giữ được nguyên nét kiến trúc ngày ấy. Nếu có dịp đến Hội An đừng quên ghé Hội quán Phúc Kiến nha!

8. Du Lịch Hội An Thưởng Thức Ẩm Thực Đặc Trưng Phố Cổ

Đến Hội An là phải thưởng thức cho bằng hết ẩm thực Hội An, đó là tinh hoa, là nghệ thuật của nhiều nền văn hóa trên phố cổ. Hội An tuy bé lắm nhưng chẳng thiếu chỗ ăn ngon. Có thể là Cơm gà Phố Hội, Cao Lầu Hội An, bánh bao – bánh vạc, bánh bèo Hội An, bánh đập – hến xào, chè bắp, mỳ Quảng, hoành thánh, bánh ướt hay bánh xèo Hội An.

>>> Note ngay danh sách 10 món ngon mà bạn nhất định phải thử khi du ngoạn trên những con đường phố cổ. Đó là những món ăn rất bình dị nhưng lại cái hồn sâu lắng của Hội An.

Là một người con đất Việt, hãy đến với phố cổ Hội An để cảm nhận những nét văn hóa và lịch sử của mảnh đất nơi đây. Và có những trải nghiệm thú vị về mảnh đất này nhé!