CHỈNH SỬA

Lễ Hội Hội An - Trải Nghiệm Để Bạn Nhớ Mãi Hội An

1051

Hằng năm, số lượng lớn lễ hội Hội An sẽ được mở ra và việc của chúng ta là nạp thật nhiều năng lượng và trải nghiệm những lễ hội đặc sắc này. Hãy Top1hoian.Com cùng điểm qua một vài lễ hội Hội An sắp tới sẽ diễn ra tại khu phố cổ nhộn nhịp này nhé!

1. Lễ Hội Hội An - Lễ Hội Làng Chài

 Địa điểm: Ven sông Cẩm Nam, Cẩm Nam, Hội An, Quảng Nam

 Khi đến tham gia lễ hội Hội An thì bạn đừng quên tìm hiểu vê làng chài Thanh Nam nằm bên biển Cửa Đại nhé! Đây là một làng chài xinh đẹp và cũng là nơi mở ra những cuộc thi hội làng chài Hội An. 

Lễ hội Hội An 

✴ Trong những ngày khai hội, hàng loạt các hoạt động sẽ được tổ chức như: thi đan lưới, vãi chài trên cát, bóng chuyền, kéo co, đua thuyền, thi diều nghệ thuật,… Hội thi thu hút không chỉ dân địa phương mà còn cả các du khách cùng tham gia tranh tài.

2. Lễ Hội Hội An - Lễ hội Cầu Bông

Địa điểm: làng Trà Quế, thuộc xã Cẩm Hòa, Tp Hội An
Thời gian: ngày 7 tháng Giêng âm lịch

✴ Và khi nhắc đến các lễ hội hằng năm tại Hội An mà lại không nhắc đến lễ hội Cầu Bông thì thật là một thiếu sót lớn. Sẽ có hàng trăm gia đình sắm sửa lễ vật dâng cúng và cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa, mùa rau bội thu và nhà nhà thì no ấm. 

3. Lễ Hội Tại Hội An - Lễ Vía Bà Thiên Hậu

Địa điểm: Hội quán Phúc Kiến và Hội quán Ngũ Bang
Thời gian: ngày 23/3 âm lịch hàng năm.

✴ Lễ hội tại Hội An không thể không nhắc đễn lễ Vía Bà Thiên Hậu. Buổi lễ nhằm để tưởng nhớ, suy tôn Bà Thiên Hậu – một vị nữ thần chuyên cứu hộ tàu thuyền mỗi khi gặp nạn trên biển đã tạo điều kiện tăng cường tình đoàn kết gắn bó của dân tộc. Và đã trở thành nét văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội tại Hội An 

4. Lễ Hội Đèn Lồng Hội An Đẹp Rạng Rỡ

✴ Lễ hội đèn lồng Hội An được tổ chức và những ngày rằm âm lịch hàng tháng hay trong dịp Tết cổ truyền. Khi này, toàn bộ khu phố sẽ ngập trong ánh trăng và sự rực rỡ của những chiếc đèn lồng được thắp lên.

✴ Lúc này các phương tiện lưu thông sẽ tạm thời ngưng hoạt động để nhường chỗ cho người đi bộ. Đây là một lễ hội đã được duy trì hơn 15 năm qua, các hoạt động sôi nổi như hát dân ca, đấu cờ tướng, đánh bài chòi, vũ hội hóa trang, múa lân,… sẽ được tổ chức. 

 >>> Khám phá chi tiết Lễ Hội Đèn Lồng Lung Linh Sắc Màu Tại Hội An

5. Lễ Hội Hội An - Lễ Hội Đêm Rằm 

Địa điểm: Phố cổ Hội An 
Thời gian: ngày 14 âm lịch mỗi tháng,

✴ Lễ Hội Đêm Rằm là một trong những lễ hội Hội An được nhiều người biết đến và thu hút được đông đảo du khách đến tham gia. Cứ vào ngày 14 âm lịch mỗi tháng, lễ hội hoa đăng được diễn ra với những chiếc lồng đèn lại được thắp lên ánh sáng rực rỡ, đẹp lộng lẫy dọc trên các tuyến phố. Trong khoảnh khắc ấy, bạn có thể bắt gặp những người đang vi vu trên chiếc thuyền nhỏ và thả chiếc hoa đăng nhỏ xinh xuống con sông Hoài thơ mộng.

Lễ hội Hội An 
 

✴ Vào giữa đêm, nhịp sống ồn ào sẽ nhường chỗ lại cho ánh đèn hiu hắt của các hàng quán bên vỉa hè. Trong phần hội, diễn ra các hoạt động sôi nổi như hát dân ca, đấu cờ tướng, đánh bài chòi, vũ hội hóa trang, múa lân,… sẽ được tổ chức. 

✴ Đến Hội An vào dịp trăng rằm, bạn sẽ được hòa mình vào lễ hội hằng năm tại Hội An bạn như được sống lại không gian đô thị của một thương cảng quốc tế sầm uất suốt hai thế kỷ 17 và 18. Lễ hội đèn lồng Hội An được tô điểm nên với những sắc màu diệu kì kia.

>>> Khám phá ngay: Tết Trung Thu Ở Hội An 

6. Lễ Hội Làng Gốm Thanh Hà Hội An

✴ Vào ngày mồng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm, hàng trăm hộ dân làng gốm Thanh Hà, Hội An đều tập trung về miếu Nam Diêu thành kính giỗ tổ trong sự chứng kiến của đông đảo đại biểu Thành phố và khách du lịch thập phương.

7. Lễ Hội Hội An - Lễ Hội Rước Long Chu

Địa điểm: các làng biển thuộc thị xã Hội An 
Thời gian: ngày 15/7 âm lịch hằng năm

✴ Lễ hội rước Long Chu là một trong những lễ hội tại Hội An được tổ chức vào ngày 15/7 âm lịch hằng năm, tại các làng biển thuộc thị xã Hội An. Lễ hội thường được tổ chức ở đình làng hoặc nơi hội họp của thôn, ấp.

Lễ hội tại Hội An 
 

✴ Cái tên Long Chu được hiểu là từ chỉ chiếc thuyền làm theo hình con rồng. Đây là phương tiện sang trọng dành riêng cho vua chúa ngự lãm hoặc tuần du ngày xưa. Trên Long Chu cắm 4 cờ, 4 cán cờ xuyên thẳng qua thuyền thành 4 chân, giữa có lọng che và một phướn, hông thuyền cột dọc 2 đoạn tre cho 4 người khiêng, trong lòng có trang bị đầy đủ đồ dùng cho một bậc quyền uy, có điều tất cả đều bằng tre và giấy màu. Long Chu làm đẹp, xấu, lớn, nhỏ, hiền, dữ tùy thuộc tài năng của thợ mã và yêu cầu đã được dân làng thỏa thuận trước.

✴ Thực chất, lễ hội này là một cuộc tổng tấn công trừ khử tà ma, dịch bệnh. Và cũng là công cụ để truyền tải, bày tỏ sâu sắc văn hóa của cộng đồng cư dân nông nghiệp.Phần cúng trong Lễ hội Long Chu kéo dài hai ngày hai đêm.

8. Giỗ Tổ nghề Yến Tại Hội An

✴ Giỗ Tổ nghề Yến là một lễ hội tại Hội An theo lệ dân gian có từ lâu đời nhằm cầu mong biển trời phù hộ và tưởng niệm tri ân các bậc tiền bối đã có công trạng đối với nghề khai thác Yến sào; đồng thời nâng cao niềm tự hào và ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm của vùng biển đảo thân yêu. Tuy nhiên, lễ lệ giỗ tổ nghề Yến từng bị mai mọt khá nhiều qua thời gian và bao biến thiên lịch sử, mới được lưu tâm phục hồi mấy năm gần đây nhưng lại thiếu tính chủ động và ổn định.

9. Tết Nguyên Tiêu

✴ Đây là một trong những lễ tết quan trọng trong cộng đồng cư dân phố cổ Hội An, đặc biệt là đối với bà con người Hoa. Nguyên là thứ nhất, Tiêu là đêm. Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của một năm (ngày rằm tháng giêng âm lịch). Theo tích cũ của người Trung Hoa, lễ tết Nguyên tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, ngày xưa, vào đêm rằm đầu tiên của năm này, vua cho mời các Trạng Nguyên về kinh đô dự yến tiệc, thưởng trăng, trổ tài thơ phú trong vườn Thượng Uyển.

Trên đây là Top 9 lễ hội Hội An hot nhất thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia mà các bạn nhất định nên trải nghiệm dù chỉ một lần. Tại những lễ hội, bạn không những có niềm vui mà còn để lại nhiều kỷ niệm khó quên. Đừng bỏ lỡ các lễ hội trong chuyến vi vu tới Hội An các bạn nhé!