CHỈNH SỬA

Cẩm nang ăn và chơi tại Tháp Dương Long Bình Định

177

Bình Định được xem là nơi có rất nhiều dấu ấn Chăm pa cổ ở nước ta. Tháp Dương Long Bình Định cũng là một trong những kiến trúc cổ thể hiện điều đó. Vậy thì Tháp Dương Long có gì để bạn khám phá không? Hãy đọc ngay bài viết sau đây để biết rõ hơn nhé!

>>>Xem thêm:

MỤC LỤC

    1. Giới thiệu Tháp Dương Long Bình Định

    Từ xa xưa, Bình Định đã được biết đến với cảnh đẹp say mê lòng người. Một trong số đó chính là Cụm tháp Dương Long Bình Định. Được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn hóa Chămpa. Đây là ngôi tháp Chăm cao nhất còn lại của Việt Nam. Khu di tích này còn được mệnh danh là cụm tháp  gạch cao nhất từ ​​trước đến nay ở Đông Nam Á. Nơi đây là sự kết hợp hài hòa giữa kiến ​​trúc của hai nền văn hóa Champa và Khmer. Nhóm tháp này là một quần thể gồm ba tháp được bố trí dọc theo trục bắc nam.

    Tháp Dương Long Bình Định gồm có 3 tòa tháp xếp cạnh nhau.
    Tháp Dương Long Bình Định gồm có 3 tòa tháp xếp cạnh nhau.

    Tháp gồm 3 tòa tháp chính: tháp giữa, tháp Bắc, tháp Nam sừng sững giữa trời xanh. Tháp giữa là  tháp cao nhất với  38,81 mét. Xung quanh các mặt của tường tháp đều có các cột trụ rộng, mỗi bên có bảy cột trụ. Chân  tháp được đắp bằng những khối đá sa thạch cao 16,5 mét ở cả hai mặt.

    Kiến trúc Chăm pa tồn tại hàng ngàn năm tại Tháp Dương Long.
    Kiến trúc Chăm pa tồn tại hàng ngàn năm tại Tháp Dương Long.

    Còn tháp Bắc cao 31,76 mét. Đây là tháp bị hư hại nặng nhất trong ba tháp. Tuy nhiên, nó đã được khôi phục và củng cố  vào năm 1976. Mặt chính tháp trang trí hình cung nhọn, mỗi cung gồm hai thân rắn, đầu hướng về chân cung. Chính giữa là hình một người đang ngồi xếp bằng.

    Riêng tháp Nam cao 32,94 mét cũng là tháp còn nguyên vẹn nhất trong 3 tháp. Các mái hiên của tháp được trang trí bằng hai hàng đá, và các mái hiên được trang trí bằng hình đầu voi dài và thân sư tử. Khung lối vào phía trước của tháp được làm bằng đá sa thạch.

    Đỉnh tháp Dương Long được thiết kế tỉ mỉ và công phu.
    Đỉnh tháp Dương Long được thiết kế tỉ mỉ và công phu.

    Với vẻ đẹp độc đáo có niên đại hàng trăm năm tuổi, tháp Dương Long Bình Định được coi là địa điểm thu hút rất đông du khách mỗi khi có dịp đến Bình Định. Bạn không chỉ được khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, cổ kính mà còn có cơ hội tham quan các làng gốm Chămpa nổi tiếng như Gò Cây Ké, Gò Hời.

    Nhìn trên cao, ba tòa tháp đứng giữa núi non đất trời trông thật hùng vĩ và uy phong. Bức tranh thiên nhiên có đồng ruộng xanh mướt, bầu trời trong xanh, ánh nắng chiếu len lỏi tô điểm thêm 3 tháp Dương Long Bình Định

    2. Tháp Dương Long ở đâu?

    Địa chỉ: xã Tây Bình và xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

    2.1. Giá vé vào cổng

    Check-in cực lung linh tại Tháp Dương Long.
    Check-in cực lung linh tại Tháp Dương Long.

    Để vào tháp Dương Long Bình Định thì mọi người phải trả tiền vé là 7.000 đồng/ người. Trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật, thương binh, bệnh binh được miễn phí vào cổng. Học sinh, sinh viên, trẻ em từ 6 đến 15 tuổi được giảm 50% giá vé vào cổng. Nếu bạn là người yêu thích lịch sử, khám phá nhiều điều thú vị đằng sau thì đừng bỏ qua địa điểm du lịch này nhé. 

    2.2. Giờ hoạt động của Tháp Dương Long Bình Định

    Khu di tích Tháp Dương Long Bình Định mở cửa đón khách từ 7h30 sáng đến 5h chiều tất cả các ngày trong tuần. Lời khuyên cho bạn là nên đi vào buổi sáng lúc không khí còn mát mẻ để thỏa mái khám phá mọi ngóc ngách ở đây. Buổi trưa và chiều cũng sáng nhưng rất nóng sẽ khiến bạn bực bội khó chịu. 

    3. Đường đi đến Tháp Dương Long từ Quy Nhơn

    Để đến được Tháp Dương Long Bình Định, bạn hãy đi từ trung tâm thành phố Quy Nhơn tìm đường đến Quốc lộ 1A. Khi đến ngã tư đèn xanh và đèn đỏ ở thị trấn Gò Găng rồi rẽ trái về hướng sân bay Phù Cát. Từ đây đi tiếp khoảng 15 km nữa là đến Tỉnh lộ 636 (một phần của Quốc lộ 19B). Sau đó rẽ trái về hướng Thị trấn Tây Bình, từ đó bạn sẽ đến Tháp Dương Long.

    Bạn có thể tham khảo bản đồ để tiện đi đến tháp.
    Bạn có thể tham khảo bản đồ để tiện đi đến tháp.

    Bạn có thể đến đây bằng xe máy, xe khách, xe buýt hoặc xe oto. Đều có bãi đổ xe và người trông coi xe cho bạn tham qua khu di tích. Nhớ trang bị kĩ càng những vật dụng cần thiết như mũ, nón, kính râm, sạc dự phòng, kem chống nắng để không ngần ngại thời tiết nóng bức bạn nhé. 

    >>>Xem thêm:

    4. Tháp Dương Long Bình Định có gì khám phá? 

    4.1. Kiến trúc quần thể độc đáo

    Quần thể tháp Dương Long Bình Định tồn tại hàng thế kỷ, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, bị hư hại đáng kể nhưng nét kiến ​​trúc độc đáo của nó vẫn còn hiện rõ. Tất cả các hình vẽ điêu khắc lên tháp ở đây đều có chung những đặc điểm thiết kế giống nhau và được chia thành ba phần khác nhau là thân, mái và chân tháp. Chân tháp khá cao và kiên cố, với nhiều hoa văn chữ hiếu đặc trưng của người Chăm được trang trí xung quanh thân tháp.

    Những hoa văn độc đáo, bắt mắt được sử dụng nhiều trên thân tháp Dương Long.
    Những hoa văn độc đáo, bắt mắt được sử dụng nhiều trên thân tháp Dương Long.

    Nhiều nhà nghiên cứu ước tính rằng tháp Dương Long Bình Định chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật và kiến ​​trúc Khmer, dựa trên các động cơ và phương hướng nghệ thuật được thiết lập tại địa điểm này. Từ thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XIII, vùng đất nơi đây đã phải chống chọi với nhiều cuộc xâm lăng của Chân Lạp. Và nó nằm dưới sự kiểm soát của người Khmer trong một thời gian dài.

    Do đó, tháp được xây dựng trong thời kỳ này và có thể đã bị ảnh hưởng đôi chút bởi các đặc điểm kiến ​​trúc của nó. Tháp Dương Long là một trong những công trình kiến ​​trúc lớn nhất và đẹp nhất xứ Nẫu. Sự hiện diện của khu di tích như một điểm nhấn độc đáo giúp tô điểm thêm cho cảnh quan thiên nhiên nơi đây.

    4.2. Ngắm nhìn thiên nhiên đất trời 

    Nằm giữa cánh đồng lúa xanh mướt, Tháp Dương Long Bình Định nhìn như ba tòa tháp tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc, bội thu mùa màng của người nông dân nơi đây. Đây là niềm tự hào của người dân nên họ rất tôn trọng, thờ phụng. Không gian mở tô điểm màu xanh bắt mắt khiến mọi âu lo đều tan biến hết.

    Tòa tháp này còn chịu ảnh hưởng bởi văn hóa người Khơ me sinh sống gần tháp.
    Nhãn

    Rời xa thành phố nhộn nhịp để quay về ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên hương đồng gió nội đủ để con người cảm thấy thư thả rồi. Hãy nắm bắt ngay cơ hội được thư giãn có 1 không 2 này bạn nhé. 

    5. Các địa điểm du lịch gần Tháp Dương Long Bình Định

    5.1. Bãi tắm Hoàng Hậu 

    Gần Tháp Dương Long có bãi tắm Hoàng Hậu cũng có rất nhiều lịch sử thú vị.
    Gần Tháp Dương Long có bãi tắm Hoàng Hậu cũng có rất nhiều lịch sử thú vị.

    Địa điểm du lịch bạn có thể kết hợp với Tháp Dương Long Bình Định chính là bãi tắm Hoàng Hậu. Địa điểm này nằm ở Ghềnh Ráng nên từ trên đỉnh, bạn có thể phóng tầm mắt ra cả bốn phía. Những chiếc thuyền đánh cá xa bờ đang ung dung đung đưa thả lưới trong sương mù hay những chú chim hải âu tung cánh bay lượn trên bầu trời xanh. Tất cả đều đẹp như một bức tranh màu nước của một họa sĩ nổi tiếng tầm cở thế giới.

    5.2. Eo gió Quy Nhơn

    Vẻ đẹp của Eo Gió Nhơn Lý là điều không thể bàn cãi.
    Vẻ đẹp của Eo Gió Nhơn Lý là điều không thể bàn cãi. 

    Sau khi thăm quan Tháp Dương Long Bình Định bạn có thể ghé qua Eo Gió Quy Nhơn để ngắm nhìn biển cả và thưởng thức hải sản. Những con đường trắng ôm trọn núi đá, một bên là núi, một bên là biển khiến bạn cảm giác như đang lạc vào phương trời châu Âu nào đấy. Chúng ta vẫn hay thường nhìn thấy cảnh đẹp như vậy trên tivi, đừng ngại ngần khi đến đây để có những bức ảnh tuyệt đẹp. Hàng nghìn con sóng vỗ vào bờ eo gió cùng bọt biển trắng xóa nên thơ. Thưởng thức trời đất thiên nhiên, hít thở không khí trong lành, lắng nghe trái tim mình để có kì nghỉ thật tuyệt vời tại Eo Gió Quy Nhơn.

    Nếu bạn yêu thích lịch sử Chăm pa thì hãy đến ngay Tháp Dương Long Bình Định nhé. Ngày nay, địa điểm du lịch này trở thành điểm đến huyền bí trong lòng du khách thập phương. Hãy lưu lại ngay những kinh nghiệm khám phá thú vị.