CHỈNH SỬA

Khám phá kinh nghiệm du lịch đàn tế trời Tây Sơn từ A đến Z

241

Tây Sơn - Bình Định không những được biết đến là vùng đất võ của nhân dân mà còn nổi tiếng với danh xưng là vùng đất "địa linh nhân kiệt". Nơi đây nổi tiếng với rất nhiều khu di tích lâu đời mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt, trong đó phải kể đến Đàn tế trời Tây Sơn. Hãy cùng Top1hoian.com khám phá địa điểm tham quan này để xem có những điểm thú vị gì sau đây nhé!

>>>Xem thêm:

MỤC LỤC

    1. Vị trí của đàn tế trời Tây Sơn

    Đàn tế trời Đất Tây Sơn hay còn được gọi là Bảo Sơn Thiên Ấn là một khu di tích tâm linh tại Bình Định được xây dựng vào năm 2012. Để kỷ niệm 220 năm ngày mất của vua Quang Trung (1792 – 2012) trên núi Ấn Sơn, UBND tỉnh Bình Định đã làm lễ dâng hương và chính thức đưa vào hoạt động công trình Đàn Tế Trời Đất tại núi Ấn Sơn, thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 55km về hướng Tây Bắc.

    Đàn tế trời Tây Sơn
    • Cách di chuyển đến Đàn trời Tây Sơn

    Đường đến Đàn tế trời Tây Sơn rất đơn giản, bạn có thể xuất phát từ ngã ba Đống Đa Quy Nhơn bạn di chuyển theo đường Trần Hưng Đạo hướng về đường Đào Tấn. Sau đó sẽ đến chân cầu vượt, tại đây bạn sẽ rẽ qua QL19 rồi đi thẳng đến Tây Sơn.

    Đàn tế trời Tây Sơn nhìn từ trên cao

    2. Vài nét về Đàn tế trời Tây Sơn

    Ấn Sơn nằm trong dãy núi Hoành Sơn cao 364 m nằm ngang theo hướng Bắc – Nam, ở phía Tây xã Bình Tường, huyện Tây Sơn. Sở dĩ chọn địa điểm này xây dựng là vì ngọn núi này thuộc dãy Hoành Sơn – vùng đất có phong thủy tuyệt vời, bởi đây là nơi ba anh em Nguyễn Nhạc đã làm chủ được long huyệt để phát triển cả văn lẫn võ, đồng thời dưới chân núi còn có dòng sông Côn uốn lượn như dáng kiếm sơn, hổ phục rồng bay. Có thể nói, đàn tế trời đất Tây Sơn Bình Định không chỉ mang giá trị tâm linh lớn lao mà còn là nét đẹp văn hóa vùng miền độc đáo của nơi này.

    Kiến trúc của Đàn tế trời đất Tây Sơn

    Quần thể di tích đàn tế trời đất Tây Sơn được xây dựng trên khu đất rộng tới 46ha và trên đỉnh cao nhất của ngọn núi Ấn Sơn theo trục trần đạo hướng Nam – Bắc với 3 tầng bề thế.

    Tầng trên cùng là Viên Đàn được xây bằng đá ong tạo thành hình tròn có đường kính 27m, bao quanh là lan can đá màu đỏ, tượng trưng cho Trời. Chính giữa Viên Đàn có đặt một sập đá, hương án đá và bát hương để thờ Trời – Đất.

    Tầng thứ hai là Phương Đàn có hình vuông, tượng trưng cho Đất, mỗi cạnh dài 54m, cũng được xây bằng đá ong và có lan can đá màu vàng bao quanh. Các áng thờ thần như: thần mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần núi, sông, biển…không được đặt cố định mà chỉ khi làm lễ mới có.

    Ngoài ra, nếu Viên Đàn chỉ có thể lên từ hướng Nam thì Phương Đàn lại có thể đi theo 4 lối ở 4 hướng khác nhau và mỗi lối sẽ có 9 bậc.

    Tầng dưới cùng được xây hình vuông từ đá ong, tượng trưng cho Nhân. Tầng này cũng có 4 lối vào nhưng sẽ được chia thành 1 hướng chính ở phía Nam có cổng tam quan 2 tầng mái, bên trong là một bức bình phong bằng đá, còn 3 hướng phụ còn lại là 3 nghi môn kiểu tứ trụ thẳng hàng – nơi để chuẩn bị một số nghi thức diễn ra trước khi tế lễ.

    Đàn tế trời đât Tây Sơn Bình Định

    Bên cạnh khu Đàn tế của đàn tế trời đất Tây Sơn là khu Đền Ấn với 3 hạng mục là Tiền tế, Phương Đình và Hậu cung.

    Tiền tế có kiến trúc hình chữ Nhất với 5 gian, mái chái và có đầu đao, là nơi đặt bàn thờ chung của các tướng lĩnh và quân sĩ thời Tây Sơn.

    Phương đình thì tượng trưng cho sự thông thiên, giao hòa giữa trời và đất, giữa Âm và Dương, ở nơi này bạn sẽ được chiêm ngưỡng bản sao của Ấn lệnh nhà Tây Sơn.

    Phía trong cùng là Hậu cung với 3 gian, là nơi đặt bài vị cùng bàn thờ của 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Phía trước cổng Tam quan là một hồ nước hình bán nguyệt vừa tạo phong thủy cho hướng chính điện vừa tạo điểm nhấn cho khu du lịch tâm linh Ấn Sơn.

    Ngoài ra, xung quanh khu Đàn tế còn có Nghi môn, Bình phong, Nhà Bắc thủ công, Nhà chiêng – Nhà trống, Rùa đá, Trụ cờ… được xây dựng chủ yếu bằng xi măng cốt thép và các loại đá, lại được chạm khắc vô cùng tinh xảo tỉ mỉ, nhất là Tháp Báo thiên 7 tầng sừng sững giữa núi non hùng điệp khiến ai cũng không thể bỏ qua.

    >>>Xem thêm:

    3. Những việc nhất định phải làm khi đến Đàn tế trời Tây Sơn

    Thắp hương cầu bình an may mắn

    Khi đã đến nơi đây chắc chắn bạn không thể bỏ qua việc dâng hương ở Đền và thắp một nén nhang thờ Trời Đất trên Viên. Bạn sẽ bị choáng ngợp bởi cảm giác linh thiêng giữa khung cảnh hùng vĩ của nơi này đấy.

    Đàn tế trời Tây Sơn đậm chất linh thiêng

    Đây cũng là nơi mà vào mỗi đợt thi tốt nghiệp hay thi chuyển cấp, các phụ huynh hay đưa con em mình đến đây để thắp hương cúng bái cầu may mắn trong thi cử đó nhé!

    Checkin lưu giữ kỉ niệm

    Không chỉ là một địa điểm du lịch tâm linh mà Đàn tế Trời Đất Tây Sơn còn sở hữu những góc sống ảo siêu lung linh cho các bạn thỏa sức tạo ra những tấm hình đẹp nhất cho mình. Với những tòa tháp cổ kính hay đồng cỏ tươi xanh thì việc của bạn cần làm để có một bức ảnh đẹp chỉ là "thả dáng" thôi nhé!

    Từ lâu thì đàn tế trời Tây Sơn đã trở thành điểm "check-in" lý tưởng cho du 

    Trên đây là những thông tin mà Top1hoian.com muốn gửi đến bạn đọc dành cho chuyến du lịch tham quan đàn tế trời Tây Sơn. Mặc dù không nhiều nhưng hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn có thể bỏ túi kinh nghiệm du lịch tại vùng đất võ Tây Sơn- Bình Định. Hãy "note" ngay và trải nghiệm điểm đến này cùng Top1hoian.com, các bạn nhé!