CHỈNH SỬA

Khám phá ẩm thực phố núi tại khu chợ đêm Pleiku

1006

Là thành phố cao nguyên của mảnh đất Gia Lai đầy nắng và gió, Pleiku cũng sở hữu nhiều điểm dừng chân thú vị và hấp dẫn, trong đó không thể không nhắc đến khu chợ đêm. Màn đêm buông xuống, cũng là lúc phố xá lên đèn, vậy đừng ngần ngại mà không dắt nhau đi du lịch ngay chợ đêm Pleiku, để cùng nhau thưởng thức ẩm thức tinh hoa nơi xứ phố núi.

>>>Xem thêm:

MỤC LỤC

     1. Giới thiệu về chợ đêm Pleiku

    Như một thông lệ, chợ đêm luôn là điểm nhấn đặc biệt của bất kì thành phố du lịch nào. Không chỉ là nơi để mua sắm, bạn có thể tìm thấy bất cứ những món hàng hay, những món đặc sản, mà chợ đêm còn là nơi phản ánh đời sống văn hóa của người dân ở nơi đó. Và Gia Lai cũng vậy.

    Khung cảnh quen thuộc của chợ đêm Pleiku

    Khác với các chợ đêm du lịch khác, chợ đêm Pleiku hoàn toàn không có các sạp bán hàng lưu niệm, người tới chợ cũng chỉ vội vã với việc tính toán, mua bán chứ không có mấy ai… dạo chợ. Khu chợ đêm Pleiku mở ra nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân thành phố và các tiểu thương buôn bán về đêm, giá cả rất vừa với túi tiền, không có tình trạng “chặt chém” thực khách.

    Những gánh hàng quán nóng hổi

    Con chợ đêm này hoạt động từ chiều tối và kéo dài cho tới quá nửa đêm, có khi tới cả sáng. Khoảng 5, 6 giờ chiều là người ta đã thấy các tiểu thương bày biện sạp hàng để bán, ấy cũng chính là lúc phố sá lên đèn, bắt đầu diễn ra cuộc sống về đêm của phố núi Pleiku. Tiếng còi xe inh ỏi, tiếng cười nói rôm rả của mọi người tạo bầu không khí sôi nổi, náo nhiệt. Ai nói tới phố núi đại ngàn là buồn chứ? Chẳng hề buồn chút nào!

    Ngất ngây với món ngon tại chợ đêm

    2. Chợ đêm Pleiku nằm ở đâu?

    Địa chỉ: Số 40 Nguyễn Thiện Thuật, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

    3. Nét đặc sắc của chợ đêm Pleiku

    Được ví là thế giới thu nhỏ của ẩm thực Gia Lai, tại chợ đêm Pleiku, bạn có thể tìm thấy bất kỳ món ngon nào, từ những món ăn vặt dân dã cho tới những món ăn đặc sản của phố núi:

    • Cơm Tô: Cơm tô là món ăn bình dân rất được ưa chuộng tại khu chợ đêm này, với đa dạng các loại thức ăn đi kèm, cơm trắng được xới trong một cái tô nhỏ rồi bày thức ăn lên trên. Dù hương vị của món cơm tô không có gì lạ nhưng với cách bày trí hấp dẫn và cái tên dân dã, cơm tô đã trở thành món ăn hằng ngày với nhiều gia đình cũng như với các bạn trẻ sinh sống tại Pleiku.
    Cơm Tô nổi tiếng tại chợ đêm
    • Nem lụi Gia Lai: Nem lụi là một món quà vặt khá hấp dẫn tại chợ đêm Pleiku. Những vỉ nướng được đặt sẵn trên than hồng, nem lụi tại đây ăn đến đâu nướng đến đấy nên cây lụi được mang ra vẫn còn nóng và giòn, được dùng với nước chấm là nước me nấu sệt.
    Nem lụi Gia Lai ngon nhức nách
    • Phở hai tô Gia Lai: Nếu bún bò là đặc sản của xứ Huế, miến lươn nổi tiếng khắp Nghệ An, thì phở hai tô chính là món ăn làm nên thương hiệu cho ẩm thực phố núi Gia Lai. Các sợ phở Gia Lai cũng được làm từ bột gạo, nhưng lại không ép mỏng và mềm như bánh phở thông thường mà sợi tròn, mảnh và khá dai. Món phở được xếp trên tô, thêm chút hành phi, giá trụng, tóp mỡ, thịt heo, thịt bò bằm, bên cạnh là tô nước dùng ngọt thanh được rắc thêm hành lá cho thơm, ăn vào là chỉ có mê mệt.
    Phở hai tô ngon bá cháy
    • Bún mắm cua: Đây là món bún mắm cua đồng và để làm ra chiếc món này cũng tốn nhiều công sức chứ không dễ. Cua đồng tươi chọn con to, chắc khỏe, đem bỏ mai, chỉ lấy phần thân, rồi đem đi giã nhỏ, vắt lấy nước. Nước cua sống được nêm nếm gia vị rồi đem đi ủ một ngày cho lên men, chính vì vậy mà bún mắm cua sẽ có cái mùi khá khó chịu, nhưng đó lại là nét đặc trưng của món rồi. 
    Bún mắm cua
    • Bánh bột lọc nóng Gia Lai: Bánh bột lọc tại Gia Lai cũng không khác mấy bánh bột lọc xứ Huế, đều mang hình dạng nhỏ nhỏ xinh xinh và được gói trong chiếc lá chuối xanh. Bột bánh cũng không quá dày, cũng chẳng quá mỏng, luộc lên sẽ thấy trong suốt, thấy ngay con tôm đỏ âu hấp dẫn kích vị giác thực khác.
    Bánh bột lọc nóng 

    4. Kinh nghiệm du lịch chợ đêm Pleiku

    4.1. Thời điểm thích hợp để ghé chợ đêm

    Vì nằm tạo lạc ngay trong trung tâm thành phố nên chợ đêm Pleiku đều mở quanh năm. Bạn có thể ghé thăm khu chợ đêm này vào bất cứ ngày nào, mùa nào quanh năm, miễn là bạn có thời gian. Nhưng để thích hợp không khí đi du lịch thì bạn hãy tranh thủ ghé vào các tháng 1 đến tháng 5 nhé. Mùa này tại Gia Lai ít mưa nên sẽ thuận tiện hơn việc bạn đi du lịch đấy.

    Không gian thân thuộc tại chợ đêm

    4.2. Cách di chuyển đến chợ đêm Pleiku

    Đường đi đến chợ đêm Pleiku cũng không khó tìm. Bạn có thể dùng google map, di chuyển theo hướng về đường Nguyễn Thiện Thuật là sẽ thấy ngay khu chợ đêm náo nhiệt này rồi.

    Hàng trái cây bên lề chợ đêm

    >>>Xem thêm:

    5. Các địa điểm du lịch gần chợ đêm Pleiku

    5.1. Đập Tân Sơn

    Địa chỉ: Xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai

    Nằm cách trung tâm thành phố Pleiku 25km về phía Bắc, đập Tân Sơn hay còn được gọi với cái tên khác là hồ thuỷ lợi Tân Sơn, là một địa điểm du lịch đang hot trong thời gian gần đây. Con đập này nằm ngay trên con đường đến núi lửa Chư Đăng Ya, càng tạo thêm sự hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ yêu thích chụp ảnh và khám phá.

    Đập Tân Sơn toả sáng dưới ánh nắng

    Đập Tân Sơn được xây dựng vào năm 2007, đến năm 2010 thì chính thức đưa vào sử dụng. Nơi này được ví như là “bầu sữa mẹ” vì cung cấp nước cho cả một vùng rộng lớn. Trong các hoạt động nông nghiệp của người dân nơi đây thì đập Tân Sơn luôn có vai trò là điều tiết và tạo sự hài hòa cho cảnh quan tự nhiên trong vùng. Hồ thủy lợi tại con đập này sẽ dự trữ một lượng nước rất lớn vào mùa mưa để phục vụ hoạt động canh tác nông nghiệp khi Gia Lai bước vào mùa khô. 

    Checkin tại đập Tân Sơn

    Người ta thường ví đập Tân Sơn như một chiếc túi khổng lồ chứa đầy “nguồn nước trời” khi mặt hồ rộng khoảng 18km, nằm trải dài mênh mông khiến bao lữ khách mê mệt. Tầm khoảng thời gian vào các mùa khô thì đến đây chụp ảnh là tuyệt nhất nhé.

    5.2. Đồi chè Bàu Cạn

    Địa chỉ: Xã Bàu Cạn, huyện Chư Prong, tỉnh Gia Lai

    Đồn điền chè Bàu Cạn được người Pháp thành lập vào năm 1923 trước khi đô thị Pleiku được thành lập. Nghĩa là cánh đồng chè này hơn 6 tuổi so với phố núi Pleiku. Những năm tháng đó, người Pháp đã thành lập Công ty nông nghiệp chè và cà phê tỉnh Kon Tum – Compagnie Agricole Des Thés Et Cafés Du Kon Tum và thương hiệu CATECKA (viết tắt) về loại chè danh tiếng nơi đây ra đời. 

    Đồi chè Bàu Cạn

    Về nguồn gốc cái tên Bàu Cạn đặc biệt này: thời điểm đó, trước khu vực đồn điền Bàu Cạn có một vùng trũng nước mà cư dân nơi đây thường gọi là bàu và vào mùa mưa rộng đến 3ha. Cứ giữa mùa khô, bàu cạn dần, người dân vẫn thường đến bắt cá, ếch, nhái…Cho đến khi người Pháp lập đồn điền, khu nhà ở của quản lý và công nhân được dựng gần bàu nước. Sau năm 1960, bàu nước cạn dần và đến năm 1963 thì khô hẳn. Chính vì thế mà những công nhân ở đồn điền vẫn thường gọi là Bàu Cạn và đã trở thành cái tên không không chỉ gắn với cả vùng chè bạt ngàn mà còn là địa danh hành chính được thành lập sau này.

    Thả dáng trên cánh đồng chè

    Đến đồi chè Bàu Cạn để thưởng thức cái không khí trong lành nơi đây, để tận hưởng khung cảnh thơ mộng qua những thước phim, bức ảnh xinh đẹp của bạn. Hãy đến đây khi bạn có dịp nhé.

    Hoa muồng vàng khoe sắc vàng rực rỡ trên đồi chè

    Ngồi bên sạp hàng nhỏ, vừa thưởng thức đồ ăn, tám chuyện với bạn bè, vừa quan sát nếp sống về đêm của Pleiku, sao thấy yêu thương con người và vùng đất này đến vậy. Ghé thăm chợ đêm Pleiku, không chỉ được thưởng thức các món ăn ngon mà bạn còn thêm yêu quý mảnh đất này hơn nữa.