CHỈNH SỬA

Khám phá bộ sưu tập gốm sứ cổ tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai

399
-->

Dù không nổi tiếng và thu hút khách tham quan bằng những địa điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh nhưng bảo tàng tỉnh Gia Lai hiện đang ngày một phát triển và hoàn thiện hơn. Nếu bạn không ngại thì hãy thử ghé qua nơi này nhé, biết đâu được rằng nó lại hợp với bạn thì sao.

>>>Xem thêm:

MỤC LỤC

    1. Giới thiệu bảo tàng tỉnh Gia Lai

    Bảo tàng tỉnh Gia Lai được thành lập theo quyết định số 587/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ngày 18/12/2018, dựa trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị: Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Gia Lai và Kon Tum, Quảng trường Đại Đoàn Kết Pleiku. Bảo tàng mới của tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-2019, tiếp tục khẳng định vị trí, chức năng, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, là nơi nghiên cứu, học tập, tìm hiểu lịch sử và hưởng thụ văn hóa của người dân.

    Lễ tiếp nhận chứng vật của các nhà sưu tập tại bảo tàng
    Đôi dép hiện vật lịch sử

    2. Bảo tàng tỉnh Gia Lai nằm ở đâu?

    Địa chỉ: 21 Trần Hưng Đạo, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

    3. Độc đáo bộ sưu tập gốm cổ bảo tàng tỉnh Gia Lai

    Trong hàng chục ngàn hiện vật đại diện cho các mảng màu văn hóa đang được lưu giữ, trưng bày tại bảo tàng tỉnh Gia Lai, có bộ sưu tập gốm thuộc các dòng gốm cổ “vang bóng một thời” trên đất nước Việt Nam. Nơi đây sở hữu trên 200 chiếc chum, chóe thuộc các dòng gốm cổ được những người làm trong bảo tàng dày công sưu tầm hơn 30 năm qua. Đó là những bộ sưu tập thuộc các dòng gốm Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Nhưng độc đáo nhất vẫn phải kể đến các dòng gốm cổ của Việt Nam như gốm Gò Sành (Bình Định), Quảng Đức (Phú Yên), Châu Ổ (Quảng Ngãi), Lái Thiêu (Bình Dương). Đây đều là những dòng gốm cổ đã từng vang danh một thời trong lịch sử. Dòng gốm xuất hiện sau cùng như gốm Lái Thiêu cũng đã hàng trăm năm tuổi đời rồi.

    Những người đi sưu tầm hiện vật

    Mỗi dòng gốm tại đây đều mang một nét đặc trưng, và vẻ đẹp của thời gian dường như vẫn còn lưu dấu trên từng màu men gốm. Chiêm ngưỡng các dòng gốm cổ, du khách luôn không ngừng nghĩ đến sự thông minh, sáng tạo đỉnh cao của các nghệ nhân xưa trên từng hiện vật. Ở đó, có sự hội tụ của đất và lửa, kỹ thuật và nghệ thuật đã để lại cho thế hệ sau những sản phẩm gốm đỉnh cao.

    Bộ sưu tập gốm sứ tại bảo tàng

    Đặc biệt hơn, nhiều sản phẩm gốm cổcó tuổi đời trên 400 năm tuổi thuộc dòng gốm Quảng Đức - di sản tiêu biểu trên vùng đất Phú Yên cũng có mặt trong bộ sưu tập tại bảo tàng tỉnh Gia Lai này, là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, nhân viên tại đây trong công tác sưu tầm.

    Bộ sưu tập chum choé tại bảo tàng

    4. Kinh nghiệm du lịch bảo tàng tỉnh Gia Lai

    4.1. Thời điểm thích hợp để tham quan bảo tàng

    Với khí hậu đặc trưng hai mùa rõ rệt như Gia Lai: mùa mưa và mùa khô, thì bạn nên ghé thăm nơi này vào những ngày mùa khô nhé. Bạn cũng có thể tham quan bảo tàng vào những ngày mưa nhưng việc đi du lịch vào những ngày nắng đẹp sẽ thích hơn nhiều mà phải không.

    Những hiện vật cổ đại

    4.2. Đường đi đến bảo tàng tỉnh Gia Lai

    Vì nằm ngay trong trung tâm thành phố nên việc di chuyển đến bảo tàng tỉnh Gia Lai cũng không khó. Từ trung tâm thành phố Pleiku, bạn đi về hướng Đông lên Nguyễn Tất Thành/QL14 về phía Nguyễn Tất Thành/Trường Chinh/QL14, sau đó tại vòng xuyến, bạn đi theo lối ra thứ 3 vào Trần Hưng Đạo tới hướng đi Công viên Diên Hồng, bảo tàng nằm ngay phía bên trái của công viên Diên Hồng.

    Bộ sưu tập chum choé nghìn năm

    >>>Xem thêm:

    5. Các địa điểm du lịch gần bảo tàng tỉnh Gia Lai

    5.1. Quảng trường Đại Đoàn Kết

    Địa chỉ: Phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

    Quảng trường Đại Đoàn Kết còn có tên gọi khác là quảng trường lớn, với diện tích lên tới 12,5ha. Nơi đây mỗi ngày đều đón 1.200 - 2.000 lượt khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham quan và vui chơi, với các hoạt động vui chơi, lễ hội lớn của tỉnh.

    Không gian tươi xanh của quảng trường

    Ngay tại phía trung tâm của quảng trường là tượng Bác Hồ cao 10,8m, với trọng lượng khoảng 16 tấn, được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất. Công trình này được xem như là điểm nổi bật nhất của quảng trường, và được Guiness Việt Nam công nhận là bức tượng đúc bằng đồng lớn nhất nước ta. Ngoài ra, khuôn viên quảng trường còn có những công trình văn hoá đặc trưng khác của Gia Lai: văn hoá cồng chiêng, tháp đá hình trụ cao,..

    Tượng Bác Hồ sừng sững tại quảng trường

    5.2. Đồi thông Hà Tam

    Địa chỉ: Xã Hà Tam, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai

    Nằm cách quốc lộ 19 khoảng 5km ở độ cao trung bình là 1150 m so với mực nước biển, đồi thông Hà Tam vẫn thường được người ta gọi là phiên bản thứ hai của rừng thông Đà Lạt, mộng mơ và quyến rũ. Điểm đặc biệt là rừng thông cổ thụ tại đây đều mọc tự nhiên với diện tích khoảng 170 ha; trong đó có những cây thông đại cổ thụ. Không ai có thể xác định chính xác được những cây thông này xuất hiện từ khi nào, song với thân cây to lớn, đồ xộ tới 5, 6 người ôm và những tán cây tỏa bóng cả một vùng thì có lẽ những cây thông này đã có tuổi đời hàng trăm năm.

    Đồi thông Hà Tam
    Khung cảnh thơ mộng tại đồi thông

    Du lịch tại bảo tàng tỉnh Gia Lai hay bất cứ địa điểm nào trên khu vực cao nguyên này, bạn đều sẽ được những trải nghiệm thú vị khi được hoà quyện vào không gian núi rừng, thay đổi phong cách đi du lịch thường thấy của bạn.